Định nghĩa Năng_lượng_bền_vững

Khái niệm phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới mô tả trong cuốn sách "Tương lai chung của chúng ta" năm 1987.[3] Định nghĩa về “tính bền vững” ngày nay được sử dụng rộng rãi là “Phát triển bền vững phải đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai".[3]

Trong cuốn sách của mình, Ủy ban đã mô tả bốn yếu tố chính của sự bền vững đối với năng lượng: khả năng tăng cường cung cấp năng lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người, tiết kiệm và hiệu quả, an toàn và sức khỏe cộng đồng, và "bảo vệ sinh quyển và ngăn ngừa các dạng ô nhiễm cục bộ".[4] Kể từ đó, nhiều định nghĩa khác nhau về năng lượng bền vững đã được đưa ra dựa trên ba trụ cột của phát triển bền vững là môi trường, kinh tế và xã hội.

Môi trường bao gồm các tiêu chí về phát thải khí nhà kính, tác động đến đa dạng sinh học, sản sinh chất thải nguy hại và khí thải độc hại.

Kinh tế bao gồm các tiêu chí về chi phí năng lượng, liệu năng lượng có được cung cấp cho người sử dụng với độ tin cậy cao hay không và những ảnh hưởng đến công việc liên quan đến sản xuất năng lượng.

Văn hoá - Xã hội bao gồm các tiêu chí về ngăn chặn các cuộc chiến tranh giành nguồn cung năng lượng (an ninh năng lượng) và năng lượng sẵn có lâu dài.

Nguyên tắc tổ chức của sự bền vững là phát triển bền vững, bao gồm bốn lĩnh vực liên kết với nhau: sinh thái, kinh tế, chính trịvăn hóa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Năng_lượng_bền_vững http://www.worldscientific.com/worldscibooks/10.11... http://www.qualenergia.it/sites/default/files/arti... http://www.un-documents.net/ocf-07.htm http://cait.wri.org/docs/CAIT2.0_CountryGHG_Method... https://www.washingtonpost.com/opinions/these-chea... https://www.academia.edu/4362669/Reframing_Social_... https://www.academia.edu/9294719/Urban_Sustainabil... https://www.who.int/mediacentre/news/releases/2014... https://www.climatewatchdata.org/ghg-emissions?sec... https://www.iea.org/reports/sdg7-data-and-projecti...